TỘI VI PHẠM VỀ ĐẤU THẦU SẼ GÂY RA NHỮNG HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG NÀO?

Trong thị trường xây dựng, có bao giờ bạn thắc mắc: Vi phạm về đấu thầu là gì không? Vi phạm đấu thầu sẽ bao gồm những trường hợp nào? Và tội vi phạm về đấu thấu sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng gì không? Nếu có, mời bạn hãy đọc bài viết sau đây để giải đáp những thắc mắc trên cùng với Thẩm Định Giá AV nhé!

1. VI PHẠM VỀ ĐẤU THẦU LÀ GÌ?

vi-pham-ve-dau-thau-la-gi

Vi Phạm Về Đấu Thầu Là Gì? (Ảnh Minh Hoạ)

Vi phạm quy định về đấu thầu là hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về hoạt động đấu thầu gây thiệt hại tài sản cho người khác.

Đây là một tội phạm mới, lần đầu tiên Nhà nước ta hình sự hóa cụ thể các sai phạm trong hoạt động đấu thầu thành một tội danh riêng biệt. Đây cũng được coi là một tội danh quy định chi tiết, cụ thể hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động đấu thầu.

Cần chú ý rằng, hiện nay Luật đấu thầu chỉ điều chỉnh hoạt động đấu thầu các dự án đầu tư có nguồn vốn nhà nước, các dự án đầu tư theo hợp đồng đối tác công tư (PPP), các dự án đầu tư có sử dụng đất. Còn các hoạt động đấu thầu các dự án khác thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu. Do đó, các hành vi sai phạm trong đấu thầu các dự án loại này, tùy vào mức độ thiệt hại mà xem xét ở các hành vi phạm tội khác, không cấu thành tội vi phạm các quy định về đấu thầu.

2. 20 TRƯỜNG HỢP VI PHẠM ĐẤU THẦU THƯỜNG GẶP

Vi phạm 1: Vi phạm về việc gian lận trong việc bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào.

Vi phạm 2:  Gian lận của nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

Vi phạm 3: Gian lận của Nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Vi phạm 4: Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu (Thông thầu); Hành vi thông thầu sẽ bị xử lý hình sự theo tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng

Vi phạm 5: Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;

Vi phạm 6: Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận;

Vi phạm 7: Đưa, nhận, môi giới hối lộ;

Vi phạm 8: các hoạt động cản trở như: Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

Vi phạm 9: Các hành vi cản trở đối với nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

Vi phạm 10: Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu;

Vi phạm 11: Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin về Nội dung hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước thời điểm phát hành theo quy định;

Vi phạm 12:  Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin về Nội dung hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, sổ tay ghi chép, biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với từng hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trước khi công khai danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

Vi phạm 13: Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin về Nội dung yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của bên mời thầu và trả lời của nhà thầu, nhà đầu tư trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

Vi phạm 14: Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin về Báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

Vi phạm 15: Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin về Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trước khi được công khai theo quy định;

Vi phạm 16: Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin về Các tài liệu khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được đóng dấu mật theo quy định của pháp luật.

Vi phạm 17: Không bảo đảm công bằng, minh bạch (Khoản 7 Điều 89 Luật Đấu thầu)

Vi phạm 18: Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết;

Vi phạm 19: Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.

Vi phạm 20: Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.

3. TỘI VI PHẠM VỀ ĐẤU THẦU SẼ GÂY RA NHỮNG HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG NÀO?

Theo điều 222, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng như sau:

1.Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;

b) Thông thầu;

c) Gian lận trong đấu thầu;

d) Cản trở hoạt động đấu thầu;

đ) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;

e) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;

g) Chuyển nhượng thầu trái phép.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

a) Vì vụ lợi;

b) Có tổ chức;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

đ) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, đối với vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng thì mức phạt tù cao nhất lên đến 20 năm.


Liên hệ Ngay Thẩm Định Giá AV QLB Bộ Tài Chính để được giải đáp các thắc mắc về luật pháp liên quan.

⸺Tổng Hợp Biên Soạn Bởi Thẩm Định Giá AV ⸺

  • Đơn vị Thẩm Định Giá QLB Bộ Tài Chính uy tín lâu năm tại Việt Nam
  • Bộ phận cskh: 0932 700 601 – 0932 700 712
  • Hotline: 0945 009 002 – 028 6674 3333
  • 6 – 8 Phan Huy Thực, phường Tân Kiểng, Quận 7, TPHCM
  • Scan, Like fanpage để được hưởng nhiều ưu đãi và trợ giúp tốt nhất

#viphamvedauthaulagi #20truonghopviphamdauthau

#truonghopviphamdauthau #hauquacuaviecviphamdauthau

#toiviphamdauthaugayranhunghauquanghiemtrongnao



14 Bình luận

Trả lời

0945.009.002