- Tháng Mười Hai 24, 2019
- Posted by: admin
- Category: Tin tức
Tại Việt Nam, Bộ Tài chính ban hành TT số 06/2014 TT – BTC, ngày 7/1/2014 về Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13, liên quan đến Thẩm định giá Tài sản vô hình. Tiêu chuẩn này quy định và hướng dẫn thực hiện thẩm định giá tài sản vô hình để phục vụ cho các mục đích mua, bán, chuyển nhượng, thế chấp, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp, góp vốn, phân chia lợi nhuận, tranh chấp và tố tụng phá sản và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.
1. Như thế nào được gọi là tài sản vô hình
Theo Tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam số 13: Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế. Tài sản vô hình được đề cập trong tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản vô hình số 13, phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Không có hình thái vật chất, tuy nhiên, một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình;
+ Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (Ví dụ: Hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính,…);
+ Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu;
+ Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được.
2. Mục đích thẩm định giá tài sản vô hình
Giá trị tài sản cố định không có hình thái vật chất, nó thể hiện một giá trị đầu tư chi trả dần, được tính vào giá thành sản phẩm, như các giá trị mua bản quyền sản phẩm, bằng phát minh, sáng chế …
- Cho phép doanh nghiệp xác định chính xác hơn giá trị của doanh nghiệp
- Phục vụ cho việc xác định đúng các chi phí gắn với khấu hao tài sản cố định vô hình qua đó tính toán giá thành tốt hơn.
- Giúp thuận tiện cho việc mua bán trao đổi các tài sản vô hình giữa các doanh nghiệp, Giúp doanh nghiệp thuận tiện trong việc hình thành các dự án phát triển các loại tài sản vô hình của mình.
- Tài sản vô hình được thẩm định giá trong trường hợp: mua bán, chuyển nhượng; góp vốn liên doanh; tài cấu trúc doanh nghiệp: mua bán, sát nhập, chia tách, cổ phần hóa…; xử lý nợ; giải thể doanh nghiệp; đền bù, bảo hiểm, khiếu nại; hoạch toán kế toán, tính thuế.
3. Phương pháp thẩm định tài sản vô hình
Theo quy định của Thông tư này thì, Bộ Tài Chính cũng đưa ra 3 cách tiếp cận trong thẩm định giá tài sản vô hình giống như trên thế giới. Tuy nhiên, những quy định của Bộ Tài Chính cụ thể hơn và mang tính chất hướng dẫn cho các thẩm định viên.
Thứ nhất, Đối với cách tiếp cận từ thị trường:
Để xác định giá trị tài sản vô hình, thẩm định viên phải sử dụng ít nhất 03 tài sản vô hình tương tự để so sánh. Trường hợp chỉ thu thập được thông tin của 02 tài sản vô hình tương tự đã được giao dịch trên thị trường thì kết quả thẩm định giá từ cách tiếp cận thị trường chỉ được dùng để kiểm tra, đối chiếu với kết quả thẩm định giá có được từ cách tiếp cận khác.
Trường hợp, áp dụng cách tiếp cận của thị trường là:
+ Khi có thông tin về tài sản vô hình tương tự được giao dịch hoặc được chuyển giao quyền sử dụng hoặc có thị trường giao dịch;
+ Khi cần đối chiếu kết quả với các phương pháp thẩm định giá khác.
Thứ hai, Đối với cách tiếp cận từ chi phí:
Hiện nay, để định giá giá trị tài sản vô hình, có 02 phương pháp trên cơ sở cách tiếp cận từ chi phí đó là: Phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế. Theo đó, trong thông tư cũng nêu rõ nội dung, căn cứ và cách thức tính toán của hai phương pháp này và điều kiện thực hiện hai phương pháp này trong thẩm định giá tài sản vô hình.
Thứ ba, Đối với cách tiếp cận từ thu nhập:
Thông tư 06/2014, đã đưa ra cụ thể 3 phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình từ cách tiếp cận từ thu nhập gồm: Phương pháp tiền sử dụng tài sản so sánh, phương pháp lợi nhuận vượt trội, phương pháp thu nhập tăng thêm.
Đồng thời, Thông tư cũng nêu rất rõ các nội dung bên trong từng phương pháp và hướng dẫn cách làm cụ thể. Cùng với đó, trong Thông tư cũng nêu cách xác định tỷ suất chiết khấu để sử dụng đối với cách tiếp cận này. Tỷ suất chiết khấu được ước tính thông qua các thông tin từ thị trường của các tài sản vô hình tương tự, có thể là tỷ suất sinh lời trung bình của loại tài sản đó trên thị trường. Tỷ suất chiết khấu đối với dòng tiền được tạo ra bởi tài sản vô hình cần thẩm định giá thường cao hơn chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền (WACC) (do chứa đựng nhiều rủi ro hơn) và thấp hơn tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). Riêng đối với các tài sản vô hình có giá trị chiếm đa số trong tổng giá trị của doanh nghiệp đang sử dụng tài sản vô hình đó, có thể cân nhắc sử dụng (WACC) của doanh nghiệp, để làm tỷ suất chiết khấu.
4. Hồ sơ yêu cầu thẩm định tài sản vô hình
- Bằng cấp, quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác nhận quyền sở hữu tài sản vô hình;
- Các hợp đồng, thỏa thuận kinh tế có liên quan đến tài sản vô hình;
- Tập hợp chi phí có liên quan đến tài sản vô hình.
- Bằng chứng chứng minh tính hiệu quả kinh tế khi áp dụng hoặc sử dụng tài sản vô hình.
- Các tài liệu khác có liên quan.
Quá trình định giá giá trị tài sản vô hình là một quá trình khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự tổng hợp thông tin, phân tích kỹ thuật cũng như các kỹ thuật chuyên môn cao. Tuy nhiên, lợi ích mang lại từ tài sản vô hình là rất lớn và góp phần vào sự thành công cho doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp có thể xem xét và vận dụng để có thể xác định một cách tương đối chính xác giá trị của nó để nhằm nâng cao giá trị của toàn doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Công Ty Thẩm Định Giá Châu Á
Đơn vị thẩm định giá uy tín lâu năm tại Miền Nam Việt Nam
(zalo,viber): 0949 888006 – 0945 009002 – (028) 6674 3333 A. Ẩn
6 + 8 Phan Huy Thực, phường Tân Kiểng, Quận 7, TPHCM
Comments are closed.